Thị trường hàng không tăng trưởng mạnh: “Mỏ vàng” cho các doanh nghiệp

Hàng không Việt Nam thuộc top tăng trưởng nhanh nhất thế giới


Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, trong nửa đầu 2017, thị trường hành khách hàng không tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh với 30,3 triệu khách, tăng 19,5% so cùng kỳ 2016.

Với thị trường nội địa, các hãng hàng không Việt Nam tiếp tục mở rộng mạng đường bay và tăng tần suất với 52 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh với 18 sân bay địa phương.

Việc mở rộng hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ, mà đặc biệt là Vietjet trong các năm gần đây khiến giá vé máy bay các chặng nội địa trở nên rẻ ngang bằng với các phương tiện khác như ô tô, tàu hỏa trong khi thời gian di chuyển chỉ bằng 1/15-1/20. Cùng với việc thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng và dân số trẻ tác động lên xu hướng lựa chọn máy bay làm phương tiện di chuyển của người dân. Tỷ lệ khách hàng di chuyển bằng đường hàng không trong tổng dân số Việt Nam cũng tăng từ mức 0,5% năm 2012 lên 0,8% tại thời điểm 6 tháng năm 2016.

Số liệu thống kê cho thấy thị trường hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng khá rõ rệt trong những năm vừa qua


Đối với thị trường quốc tế, hiện có 63 hãng hàng không nước ngoài từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ khai thác 105 đường bay quốc tế thường lệ đến Việt Nam, tăng mạnh so với năm 2016 (chỉ gồm 78 đường bay).
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường không cũng quay trở lại đà tăng trưởng mạnh trở lại. Số liệu từ Tổng cục thống kê, trong 9 tháng đầu 2017, lượng khách du lịch bằng đường không tới Nam đạt hơn 8 triệu lượt khách, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ 2016, chiếm 80% tổng lượng du khách quốc tế.

Năm 2017, Việt Nam phấn đấu đón 13 triệu lượt khách quốc tế, trong đó du khách đi bằng đường không ước tính có thể đạt 11 triệu lượt khách, tăng trưởng 32%.

Lượng khách du lịch Quốc tế tới Việt Nam (ĐVT: lượt khách)


Trong 5 năm tới, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo Việt Nam sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình gần 14% và cán mốc 150 triệu lượt hành khách vận chuyển vào năm 2035.

Tương lai ngành hàng không Việt Nam tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển mạnh

Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường hàng không Việt Nam, những doanh nghiệp trong ngành sẽ là những đối tượng trực tiếp hưởng lợi ích. Theo đó, các lĩnh vực như vận hành hệ thống sân bay, vận tải hàng không và các dịch vụ hàng không...sẽ là những ‘chú gà đẻ trứng vàng’ cho các doanh nghiệp này.

Nắm bắt đúng thời cơ, một số các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không đã thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên UPCoM để gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp, trong đó phải kể đến như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (mã CK: HVN), Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (mã CK: ACV), hãng hàng không tư nhân Vietjet (mã CK: VJC) hay có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng khôngnhư CTCP Suất ăn hàng không Nội Bài – NoiBai Catering Services (mã: NCS), CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (mã: SGN), CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (mã: NAS), Đà Nẵng – Masco (mã: MAS) và Tân Sơn Nhất (mã: SAS)...Các doanh nghiệp này đang ngày càng “ăn nên làm ra” với lợi nhuận tăng dần qua các năm.


Mới đây, một doanh nghiệp tiềm năng trong lĩnh vực này vừa được UBCK Nhà Nước chấp thuận trở thành công ty đại chúng, đó là Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco (Taseco Airs). Taseco Airs hiện đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và nước ngoài khi đang có kế hoạch niêm yết trên HOSE vào cuối năm 2017.

Thêm một doanh nghiệp niêm yết cũng như có thêm 1 mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán, ngành hàng không càng được củng cố thêm chất lượng và sức tăng trưởng nói chung.