Phối cảnh bên trong Nhà ga hành khách quốc tế - Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Lấy cảm hứng từ cánh chim Hải âu, một loài chim biển đang tự do bay lượn trên biển Đông, kiến trúc mái nhà ga được thiết kế vừa mền mại vừa tương đồng với nhà ga hiện hữu vừa vừa trẻ trung như sức sống của một thành phố biển năng động đang phát triển. Nhà ga hành khách quốc tế được xây dựng độc lập với nhà ga quốc nội với tổng diện tích 21.000 m2, diện tích sàn xây dựng là 48.000 m2, gồm có 40 quầy thủ tục hàng không, 20 quầy xuất cảnh, 22 quầy nhập cảnh, 10 cửa ra tầu bay; có 1 tầng riêng biệt phục vụ thương mại và các dịch vụ phi hàng không, đáp ứng tối đa các nhu cầu phục vụ hành khách.
Việc xây dựng nhà ga hành khách quốc tế sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hành khách quốc tế, với dự báo phục vụ trên 2,3 triệu khách vào năm 2022 và 4 triệu khách vào năm 2025. Nhà ga có khả năng mở rộng để nâng công suất lên 6 triệu khách vào năm 2030. Đặc biệt chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ hội nghị thượng đỉnh APEC trong năm 2017 sẽ diễn ra ở Đà Nẵng.
Khởi công xây dựng dự án Xây dựng ga hành khách quốc tế - Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng.
Dự án dự kiến thi công trong vòng 16 tháng và sẽ hoàn thành, chạy thử vào tháng 3 năm 2017, đảm bảo kịp tiến phục vụ Hội nghị APEC năm 2017 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
Được biết, hiện Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đang có các đường bay Quốc tế của các hãng hàng không: Air Asia (đường bay Đà Nẵng – Kular Lumpur, Malaysia), Asiana Airlines (đường bay Đà Nẵng – Incheon, Hàn Quốc), Korean Air (đường bay Đà Nẵng – Incheon, Hàn Quốc), Nordwind Airlines (đường bay Đà Nẵng – 10 thành phố Đông Bắc của Nga), Far Eastern Air Transport (đường bay Đà Nẵng – Đài Bắc, Đài Loan); Shanghai Airlines (đường bay Đà Nẵng – Thượng Hải, Trung Quốc), China Eastern Airlines (đường bay Đà Nẵng – Côn Minh, Trung Quốc), Silk Air (đường bay Đà Nẵng – Siem Riep – Singapore).